Chuyển đến nội dung chính

Những lưu ý quan trọng khi nuôi trùn quế bà con cần biết

Những lưu ý quan trọng khi nuôi trùn quế bà con cần biết để nuôi sao cho hiệu quả. Chia sẻ kỹ thuật nuôi trùn quế cơ bản để đạt năng suất cao, tránh rủi ro.

Nuôi trùn quế là làm nông nghiệp sạch, không quá khó nhưng để khoa học và thông minh bà con cần tìm hiểu kỹ để đạt hiệu quả kinh tế.
Chia sẻ từ chuyên gia nông nghiệp nuôi trùn quế trang trại Kim Gia Trang cho biết:
1. Chuồng trại
Chuồng trại nuôi trùn quế có thể là chuồng với nền bê tông hay những vật dụng nhỏ hơn như thùng xốp, ang, chậu…Tuy nhiên, chuồng trại cần đảm bảo luôn khô thoáng, dễ thoát nước, cao ráo, có tấm che tránh mưa, tránh nắng. Môi trường quá nhiều nước hay quá khô đều có thể làm cho trùn quế bị chết.
Những lưu ý quan trọng khi nuôi trùn quế bà con cần biết


2. Che chắn cho trùn quế
Tập tính của trùn quế là sống trong bóng tối nên tập che chắn rất quan trọng trong nuôi trùn quế. Để che chắn cho trùn quế có thể sử dụng nhiều nguyên liệu như cỏ, rơm rạ nhưng tốt nhất là đay hoặc cói. Những nguyên liệu này có độ che phủ tốt, thoáng khí và dễ thoát nước. Sau khi thả sinh khối giun quế thì trải tấm che để bảo vệ giun quế giống.
Ngoài ra, cần chú ý che chắn bảo vệ trùn quế khỏi các chất hóa học, thuốc trừ sâu, các loại nước tẩy rửa, nước rửa chén bát, xà phòng, nước giặt. Đồng thời tránh các loại động vật như cóc, gà có thể ăn trùn.

3. Thức ăn cho trùn quế
Thức ăn cho trùn quế là phân trâu, bò, lợn, các loại rau, rác hữu cơ hoai mục nhưng thương được ủ trước khoảng 15 – 21 ngày rồi mới sử dụng. Bà con có thể sử dụng các biện pháp ủ nóng, ủ lạnh hoặc ủ hỗn hợp. Trong quá trình ủ, thường phải sự dụng vôi để khử thức ăn nên bà con cần chú ý để đủ thời gian bởi vôi có thể làm cho trùn bị chết.
Ngoài ra, không cho trùn ăn phân gia súc lẫn nước tiểu,  không trộn thức ăn với các loại lá cây, rau thơm, vỏ cam vỏ quýt, các loại lá bạc hà hoặc những chất gây cay sẽ làm giun chết hoặc bỏ đi.

4. Kiểm tra độ ẩm luống giun
Độ ẩm luống nuôi trùn quế vô cùng quan trọng bởi quá khô hoặc ẩm có thể làm cho giun bị chết. Bà con có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy 1 ít phân trên luống nắm chặt, nếu nước rỉ ở kẽ tay là vừa. Nếu không có là bị khô thì cần lấy bình tưới nước tưới khắp bề mặt luống. Nếu nước chảy ra nhiều thì độ ẩm quá cao, cần giảm bớt lượng nước ủ trong hố ủ phân.
Ngoài ra, sau 1 tuần, bà con có thể dùng tay hoặc chĩa 6 răng để xới nhẹ nhàng bền mặt luông giun. Việc làm này sẽ giúp cho lớp phân được khô, thoáng khí, tránh ngộ độc cho trùn quế.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong nuôi trùn quế. Việc nuôi trùn quế hiệu quả, cho năng suất cao đòi hỏi nhiều kinh nghiệm khác. Bà con có thể liên hệ hotline 0913.005.426 hoặc đến trang trại kim gia trang để được tư vấn cụ thể, chi tiết.
Mọi chi tiết liên hệ:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com. Cách ủ thức ăn cho trùn quế tăng năng suất, khi nuôi trùn quế nên cho ăn gì. Theo nhiều taì liệu nghiên cứu để nuôi trùn quế, trang trại nuôi trùn quế kim gia trang thấy tài liệu nghiên cứu của Mỹ có cách cho trùn quế ăn khá phức tạp.  Nhưng hiện nay, qua quá trình nghiên cứu gần 20 năm của nghề  nuôi trùn quế ở nước ta cho thấy việc chuẩn bị thức ăn cho trùn rất đơn giản.   Trùn  quế ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi, … ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp,, phân bắc, phân chim cút chúng ăn cũng rất tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên trùn ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho trùn ăn. Trùn cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng,… Tu...

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com. Tác dụng lớn của giun quế đối với ngành nông nghiệp và cải thiện kinh tế nhà nông. Giun quế là tên gọi phổ biến tại miền bắc, trùn quế là tên gọi mà bà con miền nam hay dùng hơn. Chúng đều là một loại trùn có khả năng cải tạo các chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh cực tốt. Tiềm năng phát triển của nghề này càng cao hơn khi ngành nông nghiệp yêu cầu phải khoa học kỹ thuật hơn, các loại nông sản phải sạch và hữu cơ hơn cho người tiêu dùng. Bàn đến khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế , bà con nào đã và đang nuôi sẽ thấy rõ nhất. Theo như nhiều phân tích và thực tế bà con đã biết nhiệt độ 25 - 28 độ C là thích hợp nhất để giun sinh trưởng và phát triển, đồng thời giun có thể xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất. Phân thải động vật có thể xử lý bằng hình thức là đánh luống. Tuy nhiên, một số nơi có thể xử lý phân thải bằng giun quế trong thùng. Luống để nuôi giun có thể xây bằng gạch hoặc có thể quâ...

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com. Kinh nghiệm nuôi trùn quế và nhân giống bằng sinh khối. Ngày nay tại nhiều vùng quê, phát triển nong nghiệp sạch về nhiều lĩnh vực và đem lại rất nhiều hiệu quả lớn cải thiện kinh tế. Đặc biệt tại các vùng chăn nuôi nhiều, nuôi trùn quế kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và trang trại nuôi trùn quế Kim Gia Trang - Đông Anh- HN  cũng tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi trùn và đang trên đà phát triển mở rộng. Sau đây là chia sẻ với bà con cách thả giống trùn quế và nhân giống giun quế từ sinh khối giun quế: Cách thả giống trùn quế Sau khi xây hoặc vệ sinh chuồng trại xong (đối với chuồng củ), chúng ta có thể thả phần sinh khối vào được.Thông thường ta có thể thả khoảng 15kg – 20kg trên 1m2, không nên trải đều bề mặt luống mà để thành cụm, chú ý giữ độ ẩm thích hợp.Sau một đến hai ngày ta tiếp tục cho ăn, chú ý không nên cho thức ăn phủ kín bề mặt luống như vậy sẽ làm cho nhiệt...