Chuyển đến nội dung chính

Mua dịch trùn quế để bón cho cây lúa - kimgiatrang.com

Mua dịch trùn quế để bón cho cây lúa - kimgiatrang.com. Tác dụng dinh dưỡng dịch trùn quế đối với nông nghiệp và địa chỉ mua dịch trùn quế uy tín taị miền bắc.



Dịch trùn quế được coi là một trong những loại phân bón lá hữu cơ vô cùng hữu hiệu trong trồng trọt, đặc biệt là trồng cây ăn quả và rau màu. Đặc biệt trong xu thế của nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới hiện nay, đòi hỏi việc canh tác nông nghiệp gắn liền với môi trường và chất lượng nông sản cao thì sự ứng dụng dịch trùn trong nông nghiệp là bước đi đúng đắn và bền vững. Việc sử dụng dịch trùn quế vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vừa an toàn cho con người và môi trường.
Phần lớn dịch trùn quế được sử dụng cho cây trồng ăn quả hoặc rau màu, bà con nông dân trồng lúa tại các tỉnh miền Nam như Long An đã và đang áp dụng sử dụng dịch trùn quế cho lúa mang lại kết quả đáng mong đợi. Một ví dụ tiêu biểu từ anh Trần Văn Mẹo (xã Bình Thạnh, Thủ Thừa) cho biết nhà anh có 1 ha lúa, vụ ĐX vừa qua anh dành 1/2 diện tích để SX lúa theo quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trùn quế và dung dịch trùn quế.
mua-dich-trun-que-de-bon-cho-cay-lua-kimgiatrang-com

Trên diện tích 0,5 ha thử nghiệm, ngoài việc sử dụng các loại phân bón truyền thống như trước đây, anh Mẹo bón thêm 80 kg phân vi sinh và kết hợp phun dịch 1 lần duy nhất lúc lúa trổ đòng. Sau 4 tháng diện tích lúa áp dụng phân vi sinh và dịch trùn cho năng suất cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống. Lúa phát triển tốt, cứng cây, không đổ ngã, hạn chế được nhiều sâu bệnh, hạt sáng và nặng bông. Năng suất thu được hơn 5 tấn/0,5 ha.
Xem thêm >>> Cách nuôi giun quế
“So với phương pháp canh tác lúa truyền thống trước đây chi phí SX có cao hơn 500.000 đồng nhưng lại cho năng suất cao hơn tới 500 kg/0,5 ha. Tính ra nhà tôi vẫn có lãi thêm chừng 2 triệu đồng. Trong vụ HT này tôi đã mạnh dạn ứng dụng phân vi sinh và dịch trùn quế cho toàn bộ diện tích SX lúa”, anh Mẹo cho biết.
mua-dich-trun-que-de-bon-cho-cay-lua-kimgiatrang-com-1

Không chỉ tăng năng suất, dịch trùn quế còn cung cấp chất dinh dưỡng để cây ra hoa, đậu trái. Anh Nguyễn Hữu Châu ở Thủ Thừa cho biết, nhà anh có 2 công lúa nhưng do gieo sạ với mật độ dày khiến lúa trổ bông không đều, một số diện tích không trổ. Được bà con giới thiệu sản phẩm dịch trùn quế, anh mua về dùng thử. Kết quả chỉ sau 1 tuần ruộng lúa đồng loạt trổ bông.
Dịch trùn quế là dạng phân bón lỏng mới phù hợp với lúa, các loại cây ăn quả, cây cảnh. Theo các nhà nghiên cứu, dịch trùn quế chứa 16 axit amin và các vi sinh vật giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và trao đổi chất của cây trồng. Dung dịch trùn quế giúp cây hấp thụ Nitơ nhanh từ 1 – 2 tiếng so với dùng các loại phân khác. Do vậy việc áp dụng sử dụng dịch trùn quế cho lúa đang là giải pháp trồng trọt mới giúp bà con hướng tới một nền nông nghiệp khoa học và bền vững hơn.
Tại trang trại nuôi trùn quế kim gia trang cung cấp trùn quế giống, dịch trùn quế và phân trùn quế giá tót nhất miền bắc. Các loại thương phẩm đều đưuọc đảm bảo chất lượng và hỗ trợ vận chuyển. Moị chi tiết xin liên hệ:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com. Cách ủ thức ăn cho trùn quế tăng năng suất, khi nuôi trùn quế nên cho ăn gì. Theo nhiều taì liệu nghiên cứu để nuôi trùn quế, trang trại nuôi trùn quế kim gia trang thấy tài liệu nghiên cứu của Mỹ có cách cho trùn quế ăn khá phức tạp.  Nhưng hiện nay, qua quá trình nghiên cứu gần 20 năm của nghề  nuôi trùn quế ở nước ta cho thấy việc chuẩn bị thức ăn cho trùn rất đơn giản.   Trùn  quế ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi, … ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp,, phân bắc, phân chim cút chúng ăn cũng rất tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên trùn ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho trùn ăn. Trùn cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng,… Tu...

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com. Tác dụng lớn của giun quế đối với ngành nông nghiệp và cải thiện kinh tế nhà nông. Giun quế là tên gọi phổ biến tại miền bắc, trùn quế là tên gọi mà bà con miền nam hay dùng hơn. Chúng đều là một loại trùn có khả năng cải tạo các chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh cực tốt. Tiềm năng phát triển của nghề này càng cao hơn khi ngành nông nghiệp yêu cầu phải khoa học kỹ thuật hơn, các loại nông sản phải sạch và hữu cơ hơn cho người tiêu dùng. Bàn đến khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế , bà con nào đã và đang nuôi sẽ thấy rõ nhất. Theo như nhiều phân tích và thực tế bà con đã biết nhiệt độ 25 - 28 độ C là thích hợp nhất để giun sinh trưởng và phát triển, đồng thời giun có thể xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất. Phân thải động vật có thể xử lý bằng hình thức là đánh luống. Tuy nhiên, một số nơi có thể xử lý phân thải bằng giun quế trong thùng. Luống để nuôi giun có thể xây bằng gạch hoặc có thể quâ...

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com. Kinh nghiệm nuôi trùn quế và nhân giống bằng sinh khối. Ngày nay tại nhiều vùng quê, phát triển nong nghiệp sạch về nhiều lĩnh vực và đem lại rất nhiều hiệu quả lớn cải thiện kinh tế. Đặc biệt tại các vùng chăn nuôi nhiều, nuôi trùn quế kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và trang trại nuôi trùn quế Kim Gia Trang - Đông Anh- HN  cũng tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi trùn và đang trên đà phát triển mở rộng. Sau đây là chia sẻ với bà con cách thả giống trùn quế và nhân giống giun quế từ sinh khối giun quế: Cách thả giống trùn quế Sau khi xây hoặc vệ sinh chuồng trại xong (đối với chuồng củ), chúng ta có thể thả phần sinh khối vào được.Thông thường ta có thể thả khoảng 15kg – 20kg trên 1m2, không nên trải đều bề mặt luống mà để thành cụm, chú ý giữ độ ẩm thích hợp.Sau một đến hai ngày ta tiếp tục cho ăn, chú ý không nên cho thức ăn phủ kín bề mặt luống như vậy sẽ làm cho nhiệt...