Chuyển đến nội dung chính

Giới thiệu chung về Giun quế (Trùn quế) - Kim Gia Trang

Giới thiệu chung về Giun quế (Trùn quế) - Kim Gia Trang và cách nuôi trùn quế sao cho hiệu quả. Các kiến thức chung nhất về nuôi trùn quế và địa chỉ bán trùn quế giống giá tốt nhất.

ĐẶC TÍNH SINH LÝ HỌC CỦA TRÙN QUẾ
Giới thiệu
        Giun đất là một trong những loài động vật không xương sống, cổ xưa nhất trên trái đất. Ở Mỹ, đã phát hiện hóa thạch giun 550 triệu năm. Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất, ở độ sâu tối đa 2 m. Cơ thể chúng dài từ 9 - 30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là Annuli. Các Annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là Clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.

 Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun Quắn) và đặc biệt là loài Perionyx Excavatus(thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến nhất.
Giun quế

    Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi trùn quế công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).
Giới thiệu chung về Giun quế (Trùn Quế) - Kim Gia Trang

Kích thước
         Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 1 – 2 mm, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất, đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.  
Cấu tạo cơ thể
    Trong cơ thể giun Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7 – 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Giun Quế không có phổi, mà hô hấp qua da, nên nếu da khô là giun bị chết. Chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Do đó phân trùn quế cực kỳ tốt cho chăn nuôi và trồng trọt vì hệ thống chăn nuôi thông mình hiện nay thường sử dụng phân trùn quế để bổ sung đạm và dưỡng chất cho con vật, cây trồng của mình. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.
Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
Điều kiện sống  
           Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ đi  hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi ẩm ướt và có độ pH ổn định, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ. Nếu quá khó để xây dựng hệ thống chăn nuôi bạn có thể mua sinh khối giun quế để tiện chăm sóc bởi môi trường này để giun phát triển tốt nhất. Có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường  cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ ẩm  thường xuyên.
Thức ăn     
     Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn. Chúng sẽ ngửi được và tự tìm đến.
Sinh sản       
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng, giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác, nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các Clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén chứa trứng của giun và tinh trùng của bạn tình. Kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi nhú ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang nâu nhạt rồi vàng nhạt. Chiếc kén dài 2 mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình hạt bông cỏ. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này - Đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản.
Sau 2 – 3 tuần, giun con tự chui ra theo đầu kén. Khi mới nở, giun con nhỏ như đầu kim, có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng cặp đôi và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu nâu đỏ hoặc mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
      Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Cứ một tuần đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở, sau 3 tháng giun trưởng thành. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp  ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com. Cách ủ thức ăn cho trùn quế tăng năng suất, khi nuôi trùn quế nên cho ăn gì. Theo nhiều taì liệu nghiên cứu để nuôi trùn quế, trang trại nuôi trùn quế kim gia trang thấy tài liệu nghiên cứu của Mỹ có cách cho trùn quế ăn khá phức tạp.  Nhưng hiện nay, qua quá trình nghiên cứu gần 20 năm của nghề  nuôi trùn quế ở nước ta cho thấy việc chuẩn bị thức ăn cho trùn rất đơn giản.   Trùn  quế ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi, … ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp,, phân bắc, phân chim cút chúng ăn cũng rất tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên trùn ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho trùn ăn. Trùn cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng,… Tu...

Mua dịch trùn quế để bón cho cây lúa - kimgiatrang.com

Mua dịch trùn quế để bón cho cây lúa - kimgiatrang.com. Tác dụng dinh dưỡng dịch trùn quế đối với nông nghiệp và địa chỉ mua dịch trùn quế uy tín taị miền bắc. Dịch trùn quế được coi là một trong những loại phân bón lá hữu cơ vô cùng hữu hiệu trong trồng trọt, đặc biệt là trồng cây ăn quả và rau màu. Đặc biệt trong xu thế của nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới hiện nay, đòi hỏi việc canh tác nông nghiệp gắn liền với môi trường và chất lượng nông sản cao thì sự ứng dụng dịch trùn trong nông nghiệp là bước đi đúng đắn và bền vững. Việc sử dụng dịch trùn quế vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vừa an toàn cho con người và môi trường. Phần lớn dịch trùn quế được sử dụng cho cây trồng ăn quả hoặc rau màu, bà con nông dân trồng lúa tại các tỉnh miền Nam như Long An đã và đang áp dụng sử dụng dịch trùn quế cho lúa mang lại kết quả đáng mong đợi. Một ví dụ tiêu biểu từ anh Trần Văn Mẹo (xã Bình Thạnh, Thủ Thừa) cho biết nhà anh có 1 ha lúa, vụ ĐX vừa qua anh dành 1/2 ...

Ruốc làm từ ... giun quế - món ăn dinh dưỡng nhiều đạm

Ruốc làm từ ... giun quế - món ăn dinh dưỡng nhiều đạm. Nuôi trùn quế có nhiều lợi ích trong mô hình nông nghiệp liên hoàn. Trùn quế là gì? Trùn quế là trùn mồi câu hay trùn đỏ. Chúng có hàm lượng đạm rất cao. Theo nhiều tài liệu, trong cơ thể chúng, đạm chiếm tới 70% trọng lượng khô. Có lẽ vì vậy mà nó trở thành loại mồi câu hấp dẫn. Chúng thường ẩn náu dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh các chuồng lợn hoặc chuồng trâu. Chúng có thân hình nhỏ, dài khoảng 10 – 15cm, thân mảnh như que đan len và có màu nâu tím, ánh bạc. Chúng rất năng động, chui luồn rất nhanh. Hai đầu nhọn, thân hơi hẹp. Ngày nay nhận thấy lợi ích kinh tế từ chúng nên nhiều vùng quê và các hộ nông dân đầu tư chăn nuôi trùn quế lấy thương phẩm cung cấp cho thị trường nông nghiệp sạch rất lớn như phân trùn quế và dịch trùn quế .  Thậm chí trùn quế nuôi sạch hoàn toàn với bã cám mì và rau củ quả hoại mục còn đem làm ruốc. Tìm hiểu sau của trang trại nuôi trùn quế...