Nuôi trùn quế - một sự lựa chọn thông thái của nhà nông mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Lợi ích to lớn từ việc nuôi trùn quế đem lại với trồng trọt và chăn nuôi từ nhỏ đến lớn.
Mới được đưa về hơn hai năm trước, nhưng giun quế (trùn đỏ, trùn quế) đã và đang trở thành vật nuôi "cưng" của nhiều hộ gia đình ở Đông Anh. Theo những người nuôi giun quế nơi đây, đây là nghề "một vốn bốn lời", đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần vốn đầu tư không quá lớn, và sự hiểu biết về giống trùn quế này bạn có thể gây dựng và phát triển lớn về lĩnh vực này.
Lợi ích lớn từ trùn quế
Khi nhắc tới trùn quế hay còn gọi là giun quế rất nhiều người không biết hoặc cảm thấy sợ và nghi ngờ giá trị mà nó mang lại. Những người khai thác trùn quế thường sử dụng con vật này để làm thức ăn trong chăn nuôi và phân bón trong trồng trọt nhưng giá trị của trùn quế không chỉ dừng ở đó.
Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta mỗi năm cho ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, một con số khổng lồ mà nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng từ việc ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, trùn quế có khả năng xử lý triệt để các chất thải rắn, chuyển hóa những chất thải này thành chất dinh dưỡng, làm cho môi trường chăn nuôi trong lành hơn, giảm thiểu dịch bệnh và sinh vật có hại cho vật nuôi, cây trồng.
Nhiều người ví trùn quế là “hiệp sỹ của nông nghiệp”, tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì việc nuôi trùn quế ở nước ta còn chưa phát triển.
Một ví dụ thực tế từ chàng trai trẻ Nguyễn Văn Sang (SN 1990) ở ấp Tân Định huyện Củ Chi, TP HCM đã sớm nhận ra “sự màu mỡ” này. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP HCM, anh vội vã về quê thực hiện mô hình kinh tế nuôi trùn quế. Và hiện nay công ty của anh Sang doanh thu hơn một tỷ/năm, tạo công việc ổn định cho 5 lao động với mức lương trung bình từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người.
Trùn quế còn được mệnh danh là " hiệp sĩ nông nghiệp ". Tại sao như thế?
Trùn quế là thức ăn bổ dưỡng trong chăn nuôi, nhất là đối với cá, tôm hay lươn. Đối với các loài gia súc, gia cầm, trùn quế sẽ được sấy khô và trộn chung vào thức ăn. Mùi thơm của trùn quế sẽ kích thích sức ăn cho các con vật, giúp chúng tăng sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật, thu ngắn thời gian sinh trưởng. Hàm lượng đạm trong trùn quế chiếm hơn 70% và chứa hơn 10 loại axit amin. Anh Sang cho biết, thức ăn từ trùn quế sẽ giúp những người nuôi gia súc gia cầm tiết kiệm thời gian và chi phí thức ăn lên tới 30%.
Đối với trồng trọt, trùn quế sẽ được thả dưới gốc cây giúp phân hủy lá cây, làm tơi xốp đất, phân giải các chất hóa học đã bón cho cây thời gian trước mà chưa tiêu thụ hết. Trùn quế sẽ tạo ra loại phân hữu cơ vô sinh an toàn nhất và là lựa chọn số một cho nguyên liệu trồng rau sạch ở nước ta.
Tuyệt vời hơn, trùn quế còn tiết ra một chất dịch gọi là dịch trùn quế mà với nhiều công trình nghiên cứu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc họ đã tạo nên những loại mỹ phẩm dưỡng trắng hữu hiệu cho làn da của con người khi nó giúp tẩy rửa đi các tế bào chết.
Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Mỗi tuần trùn quế đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở và sau 3 tháng sẽ trưởng thành. Các hộ nông dân nuôi trùn quế còn thực hiện chuỗi tuần hoàn khép kín trồng cỏ nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, nuôi trùn quế làm thức ăn cho bò và lấy phân trùn quế bón cỏ. Một mô hình kinh tế cực kỳ thông minh.
Để được tư vấn về kỹ thuật nuôi trùn quế và lợi ích trùn quế bạn có thể liên lạc:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Một ví dụ thực tế từ chàng trai trẻ Nguyễn Văn Sang (SN 1990) ở ấp Tân Định huyện Củ Chi, TP HCM đã sớm nhận ra “sự màu mỡ” này. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP HCM, anh vội vã về quê thực hiện mô hình kinh tế nuôi trùn quế. Và hiện nay công ty của anh Sang doanh thu hơn một tỷ/năm, tạo công việc ổn định cho 5 lao động với mức lương trung bình từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người.
Trùn quế còn được mệnh danh là " hiệp sĩ nông nghiệp ". Tại sao như thế?
Trùn quế là thức ăn bổ dưỡng trong chăn nuôi, nhất là đối với cá, tôm hay lươn. Đối với các loài gia súc, gia cầm, trùn quế sẽ được sấy khô và trộn chung vào thức ăn. Mùi thơm của trùn quế sẽ kích thích sức ăn cho các con vật, giúp chúng tăng sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật, thu ngắn thời gian sinh trưởng. Hàm lượng đạm trong trùn quế chiếm hơn 70% và chứa hơn 10 loại axit amin. Anh Sang cho biết, thức ăn từ trùn quế sẽ giúp những người nuôi gia súc gia cầm tiết kiệm thời gian và chi phí thức ăn lên tới 30%.
Đối với trồng trọt, trùn quế sẽ được thả dưới gốc cây giúp phân hủy lá cây, làm tơi xốp đất, phân giải các chất hóa học đã bón cho cây thời gian trước mà chưa tiêu thụ hết. Trùn quế sẽ tạo ra loại phân hữu cơ vô sinh an toàn nhất và là lựa chọn số một cho nguyên liệu trồng rau sạch ở nước ta.
Tuyệt vời hơn, trùn quế còn tiết ra một chất dịch gọi là dịch trùn quế mà với nhiều công trình nghiên cứu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc họ đã tạo nên những loại mỹ phẩm dưỡng trắng hữu hiệu cho làn da của con người khi nó giúp tẩy rửa đi các tế bào chết.
Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Mỗi tuần trùn quế đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở và sau 3 tháng sẽ trưởng thành. Các hộ nông dân nuôi trùn quế còn thực hiện chuỗi tuần hoàn khép kín trồng cỏ nuôi bò, lấy phân bò nuôi trùn quế, nuôi trùn quế làm thức ăn cho bò và lấy phân trùn quế bón cỏ. Một mô hình kinh tế cực kỳ thông minh.
Để được tư vấn về kỹ thuật nuôi trùn quế và lợi ích trùn quế bạn có thể liên lạc:
- Hotline: 0913.005.426
- Zalo & fb: 0913.005.426
- Email: kimgiatrang@gmail.com
- Địa chỉ: thôn Gia Lương, Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Hà Nội
Nhận xét
Đăng nhận xét