Chuyển đến nội dung chính

Ruốc làm từ ... giun quế - món ăn dinh dưỡng nhiều đạm

Ruốc làm từ ... giun quế - món ăn dinh dưỡng nhiều đạm. Nuôi trùn quế có nhiều lợi ích trong mô hình nông nghiệp liên hoàn.
Trùn quế là gì? Trùn quế là trùn mồi câu hay trùn đỏ. Chúng có hàm lượng đạm rất cao. Theo nhiều tài liệu, trong cơ thể chúng, đạm chiếm tới 70% trọng lượng khô. Có lẽ vì vậy mà nó trở thành loại mồi câu hấp dẫn. Chúng thường ẩn náu dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh các chuồng lợn hoặc chuồng trâu. Chúng có thân hình nhỏ, dài khoảng 10 – 15cm, thân mảnh như que đan len và có màu nâu tím, ánh bạc. Chúng rất năng động, chui luồn rất nhanh. Hai đầu nhọn, thân hơi hẹp.
ruoc-lam-tu-giun-que-mon-an-dinh-duong-nhieu-dam

Ngày nay nhận thấy lợi ích kinh tế từ chúng nên nhiều vùng quê và các hộ nông dân đầu tư chăn nuôi trùn quế lấy thương phẩm cung cấp cho thị trường nông nghiệp sạch rất lớn như phân trùn quế và dịch trùn quế
Thậm chí trùn quế nuôi sạch hoàn toàn với bã cám mì và rau củ quả hoại mục còn đem làm ruốc. Tìm hiểu sau của trang trại nuôi trùn quế giống kim gia trang sẽ chia sẻ với bạn:
Nhân viên của một cửa hàng thực phẩm sạch có địa chỉ tại Từ Liêm (Hà Nội) lý giải: “Gọi là ruốc địa long cho đỡ… ghê, thực chất, món ăn này được chế biến từ hai thành phần chính là thịt lợn và… giun quế”. Với mức giá từ 450.000 – 550.000đ/kg, ruốc giun quế được nhân viên cửa hàng này giới thiệu là sản phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt trị chứng biếng ăn của trẻ nhỏ.
Có mức giá không hề rẻ, song muốn mua “ruốc địa long”, khách hàng thường phải đặt trước cả tháng. Chị Thùy Dung (Hoàng Mai, Hà Nội) cả tuần qua tìm khắp các cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội để mua sản phẩm này song đều nhận được câu trả lời: phải chờ! “Hồi đầu, chỉ nghe tên thôi đã có cảm giác… muốn ói. Không thể nghĩ con người lại có thể ăn được loại sinh vật như vậy. Nhưng về sau, nghe nói ruốc này trị được chứng biếng ăn của trẻ nên tôi “đánh liều” mua thử”, chị Dung chia sẻ.

Khác với suy nghĩ ban đầu của chị Dung, ruốc từ giun quế không “ghê” như chị tưởng mà cũng vàng, thơm như các loại ruốc thông thường. “Khi nhấm nháp, ruốc có cảm giác ngọt và lợ như cho hạt nêm, mì chính”, chị Dung nói.
Thực hư ra sao? 
Theo bà Nguyễn Thị Liên, chủ trang trại nuôi giun quế tại Sóc Sơn, thực chất, thành phần chính của ruốc vẫn là thịt lợn, chỉ có 20% là giun quế: “Trong cơ thể con giun quế có chứa 12- 14% chất đường nên nếu chế biến đồ ăn hoàn toàn từ giun thì có cảm giác ngọt khé cổ. Với tỷ lệ trộn hiện nay, món ruốc cho cảm giác vừa miệng, mang mùi thơm của thịt lợn, lại có vị ngọt tự nhiên của giun”.
Bà Liên cũng cho hay, hiện nay giun quế được nuôi khá phổ biến nhưng không phải con giun nào cũng làm được ruốc. “Nếu nói về thức ăn của con giun quế thông thường, loại dành làm thức ăn nuôi heo thì… không ai dám sử dụng, vì chúng chủ yếu ăn các chất thải từ trâu, bò. Trong khi đó, thức ăn cho con giun nuôi để làm ruốc thì trộn cám với rau sạch như cháo dinh dưỡng cho em bé vậy”, bà Liên nói. Trước khi chế biến, giun quế phải được làm sạch bằng kỹ thuật riêng, rồi mới cho vào xay nát. Sau đó, phần giun này được trộn cùng thịt lợn và rim với các loại gia vị.

Bác sĩ Phùng Đình Khánh – Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Ninh Bình cho biết “Giun quế là loại bổ âm nên có thể trị được chứng biếng ăn của trẻ. Bên cạnh đó, giun quế sấy khô còn được sử dụng cùng một loại thuốc đặc trị khác để chữa chứng tai biến mạch máu não của người già”, ông Khánh phân tích. Vị thầy thuốc này cũng lưu ý, khi sử dụng làm thực phẩm cho con người thì các khâu chế biến giun quế phải thật sự đảm bảo vệ sinh để người dùng không bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cách làm sạch giun không hề đơn giản mà phải dùng kim châm hai đầu để chúng xả hết chất thải.
Chỉ một vài nơi nhận ra lợi ích lạ lùng này và áp dụng vào cuộc sống với điều kiện trùn được xử lý và nuôi sạch. Còn bà con nào nuôi trùn quế với phân gia súc, gia cầm thì chỉ cung cấp trùn quế giống, trùn quế tinh và các thương phẩm cho nông nghiệp sạch trồng trọt và chăn nuôi khác mà thôi.
Giá trùn quế trên thị trường có nhiều biến động, nên bà con cần tìm hiểu kỹ và tham khảo tại các trang trại như kim gia trang.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com

Kỹ thuật nuôi trùn quế: ủ thức ăn cho trùn quế - kimgiatrang.com. Cách ủ thức ăn cho trùn quế tăng năng suất, khi nuôi trùn quế nên cho ăn gì. Theo nhiều taì liệu nghiên cứu để nuôi trùn quế, trang trại nuôi trùn quế kim gia trang thấy tài liệu nghiên cứu của Mỹ có cách cho trùn quế ăn khá phức tạp.  Nhưng hiện nay, qua quá trình nghiên cứu gần 20 năm của nghề  nuôi trùn quế ở nước ta cho thấy việc chuẩn bị thức ăn cho trùn rất đơn giản.   Trùn  quế ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi, … ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp,, phân bắc, phân chim cút chúng ăn cũng rất tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên trùn ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho trùn ăn. Trùn cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng,… Tu...

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com

Khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế - kimgiatrang.com. Tác dụng lớn của giun quế đối với ngành nông nghiệp và cải thiện kinh tế nhà nông. Giun quế là tên gọi phổ biến tại miền bắc, trùn quế là tên gọi mà bà con miền nam hay dùng hơn. Chúng đều là một loại trùn có khả năng cải tạo các chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh cực tốt. Tiềm năng phát triển của nghề này càng cao hơn khi ngành nông nghiệp yêu cầu phải khoa học kỹ thuật hơn, các loại nông sản phải sạch và hữu cơ hơn cho người tiêu dùng. Bàn đến khả năng xử lý rác thải hữu cơ của giun quế , bà con nào đã và đang nuôi sẽ thấy rõ nhất. Theo như nhiều phân tích và thực tế bà con đã biết nhiệt độ 25 - 28 độ C là thích hợp nhất để giun sinh trưởng và phát triển, đồng thời giun có thể xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất. Phân thải động vật có thể xử lý bằng hình thức là đánh luống. Tuy nhiên, một số nơi có thể xử lý phân thải bằng giun quế trong thùng. Luống để nuôi giun có thể xây bằng gạch hoặc có thể quâ...

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com

Nuôi trùn quế nhân Giống như thế nào? - kimgiatrang.com. Kinh nghiệm nuôi trùn quế và nhân giống bằng sinh khối. Ngày nay tại nhiều vùng quê, phát triển nong nghiệp sạch về nhiều lĩnh vực và đem lại rất nhiều hiệu quả lớn cải thiện kinh tế. Đặc biệt tại các vùng chăn nuôi nhiều, nuôi trùn quế kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và trang trại nuôi trùn quế Kim Gia Trang - Đông Anh- HN  cũng tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi trùn và đang trên đà phát triển mở rộng. Sau đây là chia sẻ với bà con cách thả giống trùn quế và nhân giống giun quế từ sinh khối giun quế: Cách thả giống trùn quế Sau khi xây hoặc vệ sinh chuồng trại xong (đối với chuồng củ), chúng ta có thể thả phần sinh khối vào được.Thông thường ta có thể thả khoảng 15kg – 20kg trên 1m2, không nên trải đều bề mặt luống mà để thành cụm, chú ý giữ độ ẩm thích hợp.Sau một đến hai ngày ta tiếp tục cho ăn, chú ý không nên cho thức ăn phủ kín bề mặt luống như vậy sẽ làm cho nhiệt...