Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

Những lưu ý quan trọng khi nuôi trùn quế bà con cần biết

Những lưu ý quan trọng khi nuôi trùn quế bà con cần biết để nuôi sao cho hiệu quả. Chia sẻ kỹ thuật nuôi trùn quế cơ bản để đạt năng suất cao, tránh rủi ro. Nuôi trùn quế là làm nông nghiệp sạch, không quá khó nhưng để khoa học và thông minh bà con cần tìm hiểu kỹ để đạt hiệu quả kinh tế. Chia sẻ từ chuyên gia nông nghiệp nuôi trùn quế trang trại Kim Gia Trang cho biết: 1. Chuồng trại Chuồng trại nuôi trùn quế có thể là chuồng với nền bê tông hay những vật dụng nhỏ hơn như thùng xốp, ang, chậu…Tuy nhiên, chuồng trại cần đảm bảo luôn khô thoáng, dễ thoát nước, cao ráo, có tấm che tránh mưa, tránh nắng. Môi trường quá nhiều nước hay quá khô đều có thể làm cho trùn quế bị chết. 2. Che chắn cho trùn quế Tập tính của trùn quế là sống trong bóng tối nên tập che chắn rất quan trọng trong nuôi trùn quế. Để che chắn cho trùn quế có thể sử dụng nhiều nguyên liệu như cỏ, rơm rạ nhưng tốt nhất là đay hoặc cói. Những nguyên liệu này có độ che phủ tốt, thoáng khí và dễ thoát ...

Nuôi trùn quế - một sự lựa chọn thông thái của nhà nông

Nuôi trùn quế - một sự lựa chọn thông thái của nhà nông mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Lợi ích to lớn từ việc nuôi trùn quế đem lại với trồng trọt và chăn nuôi từ nhỏ đến lớn. Mới được đưa về hơn hai năm trước, nhưng giun quế (trùn đỏ, trùn quế) đã và đang trở thành vật nuôi "cưng" của nhiều hộ gia đình ở Đông Anh. Theo những người nuôi giun quế nơi đây, đây là nghề "một vốn bốn lời", đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần vốn đầu tư không quá lớn, và sự hiểu biết về giống trùn quế này bạn có thể gây dựng và phát triển lớn về lĩnh vực này. Lợi ích lớn từ trùn quế  Khi nhắc tới trùn quế hay còn gọi là giun quế rất nhiều người không biết hoặc cảm thấy sợ và nghi ngờ giá trị mà nó mang lại. Những người khai thác trùn quế thường sử dụng con vật này để làm thức ăn trong chăn nuôi và phân bón trong trồng trọt nhưng giá trị của trùn quế không chỉ dừng ở đó. Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta mỗi năm cho ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, một c...

Giới thiệu chung về Giun quế (Trùn quế) - Kim Gia Trang

Giới thiệu chung về Giun quế (Trùn quế) - Kim Gia Trang và cách nuôi trùn quế sao cho hiệu quả. Các kiến thức chung nhất về nuôi trùn quế và địa chỉ bán trùn quế giống giá tốt nhất. ĐẶC TÍNH SINH LÝ HỌC CỦA TRÙN QUẾ Giới thiệu         Giun đất là một trong những loài động vật không xương sống, cổ xưa nhất trên trái đất. Ở Mỹ, đã phát hiện hóa thạch giun 550 triệu năm. Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất, ở độ sâu tối đa 2 m. Cơ thể chúng dài từ 9 - 30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là Annuli. Các Annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là Clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.  Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi...